Sàn Bắc Giang, Sàn giao dịch công nghệ, sàn trực tuyến, chuyển giao công nghệ, mua bán công nghệ

Sàn Bắc Giang, Sàn giao dịch công nghệ, sàn trực tuyến, chuyển giao công nghệ, mua bán công nghệ

Chào mừng đến với sàn giao dịch công nghệ và thiết bị Bắc Giang!

Phát triển các sản phẩm OCOP nâng cao giá trị hàng hóa, thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Phát triển các sản phẩm OCOP nâng cao giá trị hàng hóa, thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Dự hội thảo có đồng chí Phạm Hồng Quất- Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KHCN; đại diện lãnh đạo một đơn vị trực thuộc Bộ KH&CN; đồng chí Nguyễn Thanh Bình- Giám đốc Sở KH&CN Bắc Giang; đại diện lãnh đạo Sở KH&CN các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng; đại diện một số làng công nghệ Techfest quốc gia, các chuyên gia, các nhà đầu tư; các hiệp hội hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; lãnh đạo một số sở, ban,ngành của  tỉnh; UBND các huyện, thành phố, chủ thể sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Giang… Phát biểu khai mạc, đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Sở KH&CN cho biết: Bắc Giang là một trong những tỉnh sớm ban hành Kế hoạch về “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” (gọi tắt là Chương trình OCOP). Sau 5 năm triển khai, đến nay, Bắc Giang thuộc tốp đầu các địa phương có nhiều sản phẩm được công nhận. Tính đến hết tháng 9/2023, toàn tỉnh có 255 sản phẩm  OCOP từ 3 sao trở lên.

Các sản phẩm được công nhận OCOP cơ bản mang tính đặc trưng, phát huy tối đa lợi thế, tiềm năng của mỗi địa phương, của các làng nghề, làng nghề truyền thống. Khi được gắn sao, doanh thu của các sản phẩm tăng bình quân 15% so với sản phẩm thông thường, trong đó doanh thu bình quân của các sản phẩm 4 sao đạt 4,3 tỷ đồng/sản phẩm/năm, sản phẩm 3 sao đạt 2,8 tỷ đồng/sản phẩm/năm. Tuy nhiên, số sản phẩm OCOP 4 sao ít (hiện có 31 sản phẩm) và chưa có sản phẩm 5 sao. Đặc biệt, do số sản phẩm bị hạ sao hoặc mất sao vì không tham gia đánh giá, phân hạng lại cao nên dù mỗi năm kết quả thực hiện chương trình luôn vượt chỉ tiêu đề ra nhưng tổng số sản phẩm không có bước đột phá lớn. Việc tiêu thụ sản phẩm OCOP còn có nhiều hạn chế, đặc biệt trong liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm...

Đồng chí đánh giá, việc xây dựng các sản phẩm OCOP của Bắc Giang vẫn còn mang tính hình thức, không có sản phẩm chế biến sâu nhưng đây đồng thời cũng là dư địa để có thể khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực này. Sớm nhận thấy tầm quan trọng và xu thế sản xuất tất yếu trong giai đoạn hiện nay, tỉnh Bắc Giang đã thực hiện đề án “Xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2025” và thu được kết quả bước đầu.

Dù vậy, sau 3 năm triển khai, số lượng các mô hình ít, quy mô nhỏ lẻ, chưa hướng đến sản xuất hàng hóa lớn để phục nội tiêu trong nước và hướng đến xuất khẩu; giá thành sản phẩm từ nông nghiệp hữu cơ cao, công lao động nhiều; việc tổ chức sản xuất để đáp ứng quy định nghiêm ngặt của tiêu chuẩn hữu cơ còn là một thách thức.

Bên cạnh đó, việc phát triển nông nghiệp tuần hoàn là xu thế tất yếu trong phát triển nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế nói chung. Do đó, cần được đẩy mạnh hơn nữa để tiếp tục gia tăng chuỗi giá trị cho ngành nông nghiệp, đưa nguồn phụ phẩm nông nghiệp ngày càng trở thành nguồn nguyên liệu có giá trị và đặc biệt là hướng đến phát triển kinh tế xanh và bền vững.

Thông qua hội thảo, đồng chí mong muốn, các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp, các nhà đầu tư đóng góp ý kiến, hiến kế, đưa ra các giải pháp hay, mang tính đột phá đối với hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của tỉnh Bắc Giang nói chung và hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo gắn với phát triển các sản phẩm OCOP, nâng cao giá trị hàng hóa thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn tỉnh Bắc Giang nói riêng.

Tại diễn đàn, các đại biểu tập trung đánh giá những thuận lợi, khó khăn, gợi mở, đưa ra giải pháp khởi nghiệp xây dựng sản phẩm OCOP và xây dựng các mô hình nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn; kinh nghiệm ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp trong sản xuất nông nghiệp; vai trò của truyền thông, quảng bá để thúc đẩy hệ sinh thái ĐMST theo lĩnh vực; đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ giải pháp thúc đẩy khởi nghiệp ĐMST.

Đại diện Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN thảo luận về xây dựng hệ sinh thái mở hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững và bảo tồn văn hóa với phương pháp tiếp cận giao dịch theo đồng tiền thông minh (SMC); phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp - du lịch; kinh nghiệm phát triển mạng lưới tư vấn viên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, thúc đẩy phát triển các lĩnh vực thế mạnh của tỉnh Bắc Giang. Qua đó hình thành các ý tưởng, dự án khởi nghiệp mới. Phát biểu tổng kết hội thảo, đồng chí Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN trân trọng cảm ơn các đại biểu đã chia sẻ, đóng góp những kinh nghiệm quý, tâm huyết, giải pháp hiệu quả trong phát triển sản phẩm OCOP và phát triển nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn  trên địa bàn tỉnh.

Các ý kiến tham luận, nhất là ý kiến của những chuyên gia đến từ các làng công nghệ với những góc nhìn khác nhau đã gợi mở nhiều giải pháp, cách làm hay, sáng tạo, thiết thực và hiệu quả giúp giải quyết các vấn đề của thực tiễn./.

Tin tức liên quan

Admin