Sàn Bắc Giang, Sàn giao dịch công nghệ, sàn trực tuyến, chuyển giao công nghệ, mua bán công nghệ

Sàn Bắc Giang, Sàn giao dịch công nghệ, sàn trực tuyến, chuyển giao công nghệ, mua bán công nghệ

Chào mừng đến với sàn giao dịch công nghệ và thiết bị Bắc Giang!

Nhà thụ động  -  Ngôi nhà thân thiện với thiên nhiên

Nhà thụ động - Ngôi nhà thân thiện với thiên nhiên

 

The Floating Leaf là một khu nghỉ dưỡng đặc biệt ở Bali ( Indonesia ). Nơi đây không dùng điều hòa mà sử dụng cây xanh và kiến trúc đặc biệt để làm mát không khí.

Chủ khu nghỉ dưỡng đã thiết kế những ngôi nhà theo kiến trúc nhà thụ động, bằng việc tính toán hướng nhà, hệ thống cửa sổ, tận dụng cây xanh để làm mát không khí mà không dùng dùng điều hòa.

(https://balifloatingleaf.com/)(Ảnh: https://balifloatingleaf.com/)

Đây được coi là một trong các giải pháp về cuộc sống bền vững trên toàn cầu trong tương lai. Mô hình này xuất hiện  từ những năm đầu thập kỷ 90 tại Đức. Nhà thụ động được lấy ý tưởng từ những ngôi nhà cổ của Hàn Quốc, Iran và Bồ Đào Nha. Đặc điểm chung của những kiểu kiến trúc này là tạo không gian sống dựa vào tự nhiên. Người Hàn Quốc có hệ thống sưởi ondol tận dụng từ hơi được thoát ra từ lò bếp hay để tránh điều kiện khí hậu khắc nghiệt, người Iran thường xây những ngôi nhà cổ dựa vào vách núi để chắn nắng, gió.

Những ngôi nhà hiện đại ngày nay tiêu tốn rất nhiều năng lượng để làm mát hay giữ ấm. Nhà thụ động được dựng lên với mục đích tiết kiệm năng lượng tối ưu dựa vào năng lượng tự nhiên. Vào mùa hè, nhà làm mát dựa vào thiết kế hướng đón gió, kiểm soát hệ thống thông gió, che nắng, cách nhiệt. Vào mùa đông, nhiệt được cung cấp từ mặt trời, quá trình hoạt động của con người và thiết bị trong nhà. Gọi là thụ động vì nhà tự làm mát hay tự sưởi ấm.

Khi sử dụng nhà thụ động, năng lượng tiêu thụ rất thấp, chất lượng không khí ổn định, dễ chịu và thân thiện với môi trường.

Đức là quốc gia xây dựng những ngôi nhà thụ động đầu tiên trên thế giới. Ngôi nhà đầu tiên được hoàn thành năm 1991 tại thành phố Darmstadt, miền trung nước Đức. Mô hình gồm bốn căn nhà được thi công bởi GS.TS Wolfgang Feist và cộng sự. Năng lượng tiêu thụ cho sưởi chỉ ở mức 15kWh/m2, bằng 1/5 so với ngôi nhà tiết kiệm năng lượng tại Đức lúc đó. Năm 1996, GS.TS Wolfgang Feist và cộng sự đã quyết định thành lập Viện Nhà ở Thụ động (Passivhaus Institut – PHI) tại thành phố Darmstadt, chuyên nghiên cứu một cách có hệ thống về công trình hiệu quả năng lượng và phát triển một công cụ gọi tắt là PHPP (Passivhaus Projektierungspaket trong tiếng Đức và Passive House Planning Package trong tiếng Anh, tạm dịch: Gói Hướng dẫn thiết kế Nhà thụ động) với tính năng: Hỗ trợ thiết kế – tính toán các thông số đầu ra có liên quan đến hiệu quả năng lượng (như năng lượng sưởi ấm, năng lượng làm mát, nhu cầu sử dụng năng lượng tái tạo cần thiết và lượng thực tế khai thác được, … tính theo năm dựa trên những thông số cơ bản đầu vào như hướng nhà, diện tích sàn, diện tích cửa sổ – cửa đi, các dữ kiện về khí hậu của từng khu vực, các cấu kiện xây dựng,…). Phiên bản mới nhất đang được sử dụng là PHPP-9.

Nhà thụ động là một loại công trình có yêu cầu khắt khe và chi phí xây dựng  tương đối lớn nhưng khi đặt lợi ích lâu dài về chất lượng cuộc sống và môi trường thì đây là điều thực sự đáng để đầu tư.

 

Tin tức liên quan

Admin