Sàn Bắc Giang, Sàn giao dịch công nghệ, sàn trực tuyến, chuyển giao công nghệ, mua bán công nghệ

Sàn Bắc Giang, Sàn giao dịch công nghệ, sàn trực tuyến, chuyển giao công nghệ, mua bán công nghệ

Chào mừng đến với sàn giao dịch công nghệ và thiết bị Bắc Giang!

Lừa đảo trực tuyến ngày càng tinh vi hơn (phần 4)

Lừa đảo trực tuyến ngày càng tinh vi hơn (phần 4)

10. Lừa đảo SMS Brandname, phát tán tin nhắn giả mạo.

Đây là trường hợp các tin nhắn SMS giả mạo được phát từ các trạm phát sóng (BTS) giả để gửi tin nhắn hàng loạt tới nhiều người. Tình trạng này diễn ra ở nhiều địa phương và được phản ánh trên đài truyền hình quốc gia để cảnh báo tới đông đảo người dân.

Để phát tán các tin nhắn này, kẻ gian sẽ tạo ra trạm phát sóng BTS giả có thể phủ sóng trong khoảng 2km. Trạm này sẽ làm nhiễu tín hiệu 3G, 4G của các trạm BTS của các nhà mạng thật sau đó phát sóng công suất lớn để các thiết bị điện thoại trong vùng phủ sóng sẽ nhận được các tin nhắn này. Với cách này, nhiều thuê bao di động gần nhau trong cùng 1 vùng sẽ nhận được tin nhắn giống nhau.

Việc tạo các các tin nhắn giả mạo của các đơn vị, tổ chức có uy tín nhằm hướng dẫn người nhận truy cập đến một website nào đó mà thông qua nó, nguy cơ đánh mất thông tin cá nhân là rất cao.

Để đối phó với tình trạng trên, người dần cần tỉnh táo, cảnh giác với các tin nhắn gửi tới thiết bị di động của mình. Theo như nhiều đơn vị, tổ chức thì thường sẽ không yêu cầu người dùng dịch vụ phải cung cấp thông tin các nhân thông qua tin nhắn SMS, email… Do đó, nếu có yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân qua tin nhắn SMS, hãy đọc kỹ tin nhắn, không làm theo lời kẻ gian.

Không truy cập vào các đường link trong tin nhắn vì có nguy cơ sau khi nhấp vào, một phần mềm bất hợp pháp có thể sẽ tự động cài đặt vào thiết bị di động của  người dùng.

Hình thức yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, đặc biệt là các thông tin liên quan đến tài  khoản ngân hàng, mã OTP… cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đây là tin nhắn xuất phát từ kẻ gian. Người dân nên cảnh giác, có thể trực tiếp gọi điện đến số máy được cung cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng để kiểm tra.

11. Lừa đảo đầu tư chứng khoán, tiền ảo, đa cấp.

Hiện nay, Nhà nước chỉ cho phép các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh ngoại hối tại Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước cũng chưa cấp phép cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào kinh doanh hình thức sàn ngoại hối, mua bán các loại tiền kỹ thuật số tuy nhiên theo thống kê tại Việt Nam lại có tới khoảng 300 sàn giao dịch ngoại hối trái phép đang hoạt động.

Thủ đoạn của cán sàn này là kêu gọi nhà đầu tư mở tài khoản, gửi tiền vào ví điện tử, đầu tư các loại tiền mã hóa (Pi, USDT…), mua cổ phiếu, trao đổi tiền tệ ăn chênh lệch… trên các sàn giao dịch chứng khoán trái phép. Chúng thực hiện quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội, mở những hội thảo sang trọng để huy động vốn từ nhà đầu tư với lời hứa lãi suất cao hơn hẳn các hình thức khác. Sau khi gửi tiền vào, thường chúng sẽ cho nhà đầu tư hưởng chút “hoa hồng” nhưng sau khi thu được khoản tiền nhất định, chúng sẽ khóa tài khoản, đánh sập sàn khiến người tham gia không thể truy cập. Kể cả khi liên hệ với bọn lừa đảo, chúng cũng tìm cách chối bỏ trách nhiệm vì lý do đây là sàn nước ngoài, chúng không thể can thiệp được.

Để tránh là nạn nhân của hình thức lừa đảo trên, người dân nên biết một số điều sau:

- Lãi suất, hoa hồng của sàn cao bất thường, cao hơn hẳn so với mặt bằng chung của các ngân hàng có uy tín. Ngay cả các nhà đầu tư mạo hiểm cũng không bao giờ hứa hẹn mức cao phi lý với các nhà đầu tư.

- Thông tin, giấy phép hoạt động của sàn thiếu minh bạch. Do là sàn hoạt động trái phép, thông tin công ty, giấy phép hoạt động.. của sàn không có hoặc mập mờ để làm người đầu tư dễ mắc lừa.

- Yêu cầu chuyển tiền trước dưới hình thức phí tham gia, phí đăng ký tài khoản, tiền ký quỹ…

Để phòng tránh mất tiền, người dân cần cần tìm hiểu kỹ thông tin các sàn, các công ty có ý định đầu tư. Hãy luôn tỉnh táo với những mức lãi suất, hoa hồng cao phi lý. Hãy tìm đến những chuyên gia tài chính có uy tín để tham gia đầu tư an toàn. Cập nhật thông tin từ các nguồn chính thống về lừa đảo qua mạng để luôn luôn cảnh giác với sự lôi kéo, dụ dỗ của những kẻ lừa đảo.

12. Lừa đảo tuyển CTV online

Với nhu cầu tăng thu nhập trang trải cuộc sống, nhiều người đã lên mạng tìm kiếm công việc làm thêm online. Lợi dụng xu hướng này, nhiều đối tượng đã giả danh là nhân viên các đơn vị trung gian hoặc các công ty có nhu cầu đăng tuyển thông tin tìm kiếm cộng tác viên online.

Thủ đoạn của bọn lựa đảo là tận dụng mạng xã hội để đăng tin tuyển dụng nhằm thu hút con mồi. Với lời mọi gọi hấp dẫn như lương cao, thời gian linh hoạt, làm việc tự do…nhiều nạn nhân đã liên hệ rồi bị dẫn dụ tham gia vào các nhóm mua hàng online. Công việc được đưa ra rất đơn giản, CTV chỉ cần thanh toán các đơn hàng online rồi nhận lại hoa hồng. Nhằm tạo được niềm tin để nạn nhân chốt đơn, bọn lừa đảo chụp lại các màn hình chuyển tiền cũng như hoàn tiền cho những đơn nhỏ đầu tiên CTV thực hiện. Khi người dùng thấy có được tiền hoa hồng, họ sẽ chấp nhận bỏ ra các khoản tiền lớn hơn thì lúc này, CTV sẽ không được hoàn tiền nữa với nhiều lý do như sai cú pháp, thống lỗi..Nghiêm trọng hơn là nhiều người tiếp tục bị lừa thêm tiền do bị xúi giục chuyển thêm để lấy lại phần tiền đã mất trước đó.

Để tránh bị lừa đảo tuyển dụng CTV online, người dân cần hết sức cảnh giác với những quảng cáo quá đà. Khi có ý định tham gia làm cộng tác viên cho các sàn thương mại điện tử, người dân có thể liên hệ trực tiếp đơn vị, vào trang web chính thức để tìm hiểu thông tin việc làm. Hiện nay nhiều công ty, đơn vị đăng tải trực tiếp thông tin tuyển dụng của họ lên trang chính thức mà không qua trung gian.

Hãy luôn cảnh giác  khi có  yêu cầu nạp tiền trước, đây là dấu hiệu cao hành vi lừa đảo vì sau khi nạp khoản tiền này, bạn sẽ càng dễ sa lầy vào những lần nạp tiền tiếp theo.

Tin tức liên quan

Admin