Sàn Bắc Giang, Sàn giao dịch công nghệ, sàn trực tuyến, chuyển giao công nghệ, mua bán công nghệ

Sàn Bắc Giang, Sàn giao dịch công nghệ, sàn trực tuyến, chuyển giao công nghệ, mua bán công nghệ

Chào mừng đến với sàn giao dịch công nghệ và thiết bị Bắc Giang!

Lừa đảo trực tuyến ngày càng tinh vi hơn (phần 3)

Lừa đảo trực tuyến ngày càng tinh vi hơn (phần 3)

 

7. Thủ đoạn giả danh các công ty tài chính, ngân hàng

Trước nhu cầu vay vốn làm ăn, trang trải cuộc sống ngày càng khó khăn, nhiều đối tượng đã lợi dụng tâm lý cần tiền gấp để tổ chức lừa đảo trực tuyến. Thủ đoạn của kẻ lừa đảo là tìm kiếm các con mồi đang cần vay vốn gấp và thường bị các tổ chức tài chính uy tín từ chối cho vay do không đủ điều kiện. Thông thường, chúng tạo các trang web giả, chạy quảng cáo mạo danh một số ngân hàng, công ty tài chính có thật. Nhằm thu hút con mồi, chúng đưa ra các lời chào mời cho vay với lãi suất ưu đãi, thủ tục vay đơn giản, không cần thế chấp, không thẩm định… Khi có người vay hỏi thông tin, chúng sẽ yêu cầu người vay cung cấp thông tin cá nhân như họ tên, số điện thoại, căn cước công dân, địa chỉ… để làm hồ sơ vay.

Sau khi có thông tin cần thiết, chúng tiến hành hướng dẫn con mồi từng bước chuyển tiền. Để có được khoản vay, người vay cần phải chi một khoản gọi là phí xét duyệt hồ sơ. Khi được chấp thuận cho vay, khách hàng sẽ bị từ chối giải ngân do các lý do bịa đặt như tài khoản bị đóng băng, thao tác sai, thông tin chưa chính xác…do đó chúng sẽ hướng dẫn người vay gọi điện đến hỗ trợ, từ đó, chúng lại hướng dẫn người vay chuyển tiếp các khoản tiền để bảo đảm khoản vay, khắc phục sự cố hệ thống…và hứa hẹn sẽ hoàn trả cùng với khoản vay khi được giải ngân. Tuy nhiên, khi người vay đã chuyển tiền thành công vào tài khoản của chúng thì mọi liên lạc sẽ  bị chặn, tài khoản chuyển tiền vào cũng khó xác minh, người vay rất khó lấy lại được tiền.

Với thủ đoạn như trên, người bị lừa đảo vừa mất tiền, vừa mất thông tin cá nhân, tiềm ẩn nguy cơ bị tiếp tục lợi dụng cho các hành vi lừa đảo khác.

Do đó, với tình trạng lừa đảo phức tạp như trên, người dân cần:

- Hãy tìm đến các tổ chức tài chính, ngân hàng có uy tín để vay vốn;

- Cảnh giác với các công ty tài chính, các tư vấn viên trước khi tiến hành vay vốn;

- Không chủ quan cung cấp thông tin cá nhân khi nghi ngờ các website, ứng dụng, tư vấn viên;

- Tuyệt đối không cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP cho người khác, không chuyển tiền cho các tài khoản lạ, không công khai;

- Cần trình báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất khi phát hiện thủ đoạn mạo danh, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

8. Cài cắm ứng dụng, link quảng cáo cờ bạc, cá độ, tín dụng đen

Nhắm vào những người nhẹ dạ cả tin, các đối tượng lừa đảo đã lợi dụng tính năng quảng cáo của các trang web để cài cắm các ứng dụng, dẫn dụ người dùng vào các trang web cờ bạn, cá độ, vay tiền…Từ các lời mời hấp dẫn như “vay không lãi suất”, “vay siêu tốc, nhận tiền sau 30 phút”… để tham gia, người dùng chỉ cần tải ứng dụng theo chỉ dẫn, sau đó nhập thông tin cá nhân như số điện thoại, tài khoản ngân hàng, ảnh căn cước công dân… kèm theo các điều khoản cài đặt như cho phép phần mềm đó truy cập danh bạ, dữ liệu ảnh cá nhân…Sau khi chấp nhận, các ứng dụng này có thể sao chép các thông tin có trong danh bạ, ảnh lưu trong điện thoại và đây chính là nguyên nhân cho nhiều rắc rối sau này. Bằng việc theo dõi được ảnh và số điện thoại của nạn nhân, các đối tượng dùng chúng để tạo ra các vụ vay nợ giả, gọi điện đe dọa nạn nhân cũng như làm phiền người quen nhằm tạo áp lực bắt nạn nhân trả tiền.

Ảnh: Những quảng cáo mời chơi cờ bạc trực tuyến

Để tránh vướng vào hình thức lừa đảo dạng này, người dân không truy cập vào các đường link lạ, không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng trên các trang web, ứng dụng không tin cậy.

Khi cài đặt các ứng dụng, cần xem xét cẩn thận các quyền liên quan đến các điều hoản dịch vụ, trong đó có quyền truy cập thông tin cá nhân như danh bạ, ảnh, file …

Nếu cần vay tiền, người dân nên đến các đơn vị, tổ chức cho vay như các ngân hàng, các công ty tài chính đáng tin cậy.

9. Giả mạo trang thông tin điện tử, cơ quan, doanh nghiệp (BHXH, ngân hàng…)

Một hình thức lừa đảo khác cũng đang nở rộ là tạo ra các trang web mạo danh nhằm thu thập dữ liệu người dùng, tuyên truyền thông tin sai sự thật, chiếm đoạt tài sản thông qua các giao dịch trên mạng. Thời gian gần đây, các trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có uy tín đều bị làm giả, điển hình như trường hợp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hay các ngân hàng tại thị trường Việt Nam.

Bằng việc truy cập nhầm vào các trang này, người dùng tự cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng cho bọn lừa đảo cũng như bị dẫn dụ thực hiện các giao dịch chuyển tiền mà không hề hay biết.

Để không trở thành nạn nhân của hình thức này, người dân cần nhận biết các dấu hiệu sau:

- Chú ý giao diện của trang web đang truy cập, nếu thấy có sự thay đổi hãy xem lại tên miền vì nhiều trang web giả mạo sẽ tạo ra giao diện hao hao trang web chính chủ, tên địa chỉ cũng được tạo ra gần như tên chính thức chỉ thay đổi, thêm bớt 1 vài ký tự.

Ảnh: Hai trang web gần giống nhau về giao diện và tên miền

- Xuất hiện những quảng cáo không liên quan. Trang web của cơ quan, đơn vị nhà nước thường không có quảng cáo. Một số trang web thường không chạy quảng cáo cho đối tác ngoài nhưng tự dưng lại có quảng cáo lạ cũng là một mối nghi ngờ.

- Logo của Bộ Công thương làm một điểm cộng cho độ tin cậy vì các doanh nghiệp muốn kinh doanh hợp pháp trên mạng thì cần đăng ký tên miền, trang web với Bộ Công thường.

- Những yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, đặc biệt là tài khoản ngân hàng, mã OTP…cũng là một mối nghi ngờ.

 

 

Tin tức liên quan

Admin