Sàn Bắc Giang, Sàn giao dịch công nghệ, sàn trực tuyến, chuyển giao công nghệ, mua bán công nghệ

Sàn Bắc Giang, Sàn giao dịch công nghệ, sàn trực tuyến, chuyển giao công nghệ, mua bán công nghệ

Chào mừng đến với sàn giao dịch công nghệ và thiết bị Bắc Giang!

Lừa đảo trực tuyến ngày càng tinh vi hơn (phần 2)

Lừa đảo trực tuyến ngày càng tinh vi hơn (phần 2)

4.  Giả mạo biên lai chuyển tiền thành công

Việc mua bán hàng hóa online ngày càng phổ biến thì dịch vụ ngân hàng online cũng phát triển theo. Lợi dụng sự thuận tiện, nhanh chóng của hình thức này, nhiều đối tượng đã tạo các biên lai, hóa đơn giả nhằm chiếm đoạt tài sản, tiền bạc của bị hại. Điều đáng lo ngại là việc tạo các biên lai giả này được mua bán công khai trên mạng xã hội càng thúc đẩy cho nhiều đối tượng xấu hoạt động dễ dàng hơn.

Thủ đoạn của các đối tượng là vay tiền mặt nhưng trả tiền bằng cách chuyển khoản hoặc mua hàng bằng thanh toán online. Để chứng minh, chúng sẽ gửi các hóa đơn hoặc biên nhận giả đã qua chỉnh sửa để lấy lòng tin, sau đó thúc giục nạn nhân giao tiền mặt hoặc giao hàng gấp trong khi thực sự, không có giao dịch chuyển tiền nào được thực hiện.


Để phòng tránh bị chiếm đoạt tài sản, người dân nên kiểm tra kỹ thông tin đến người nhận tiền, chưa nhận được tiền trong ngân hàng thì không giao hàng hóa, vay tiền mặt cho dù có nhận được ảnh chuyển khoản thành công. Hạn chế mua bán trên những trang web lạ. Nếu có dấu hiệu lừa đảo, người dân nên liên hệ với ngân hàng để được hỗ trợ và cung cấp thông tin cần thiết.

5.  Giả danh giáo viên/nhân viên y tế báo người thân đang cấp cứu.

Lợi dụng tâm lý lo lắng của các bậc phụ huynh, kẻ gian đã mạo danh giáo viên, nhân viên y tế liên hệ với bố mẹ học sinh để yêu cầu chuyển tiền đóng viện phí do các em bị tai nạn phải cấp cứu. Trong tình cảnh nguy cấp, đối tượng lại nắm rõ thông tin phụ huynh, con cái, nên nhiều người đã thực hiện chuyển tiền mà không hề nghi ngờ, chỉ đến khi đến bệnh viện tìm con mới biết mình bị lừa.

Theo các cơ quan chức năng, để tránh gặp phải trường hợp trên, người dân cần biết các dấu hiệu sau:

- Kịch bản mà các đối tượng này đưa ra thường là tai nạn nghiêm trọng, sự cố cấp cứu để liên tục thúc giục cha mẹ chuyển tiền.

- Đánh vào tâm lý lo lắng, hoang mang của phụ huynh, nội dung cuộc gọi thường không rõ ràng, chi tiết tai nạn thường được làm quá, từ đó càng dễ khiến các phụ huynh mất bình tĩnh mà chuyển tiền khi chưa kịp xác minh thông tin.

- Các đối tượng thường không nói rõ thông tin các nhân, chọn các thời điểm nhạy cảm như giờ tan tầm, đêm tối…

Ngoài một số dấu hiện cơ bản như trên, biện pháp phòng ngừa tốt nhất mà phụ huynh nên làm là tránh lộ thông tin con cái và chính bản thân trên mạng xã hội. Khi kẻ gian gọi đến, người dân cần bình tĩnh xác minh lại  thông tin, không làm theo lời bọn chúng hướng dẫn. Trong trường hợp nghi ngờ đối tượng lừa đảo, người dân có thể gọi ngay cho cơ quan công an gần nhất để được hỗ trợ.

6. Bẫy lừa đảo chiêu trò tuyển mẫu nhí

Với mong muốn cho con phát triển tài năng, tăng sự tự tin, kiếm thêm thu nhập…, nhiều bậc phụ huynh đã đăng ký cho con tham gia các cuộc thi, quảng cáo, khóa học… trở thành người mẫu nhí. Có cầu thì ắt có cung,  nhiều cá nhân, đơn vị đã tổ chức, trung gian kết nối các bé với các bên có nhu cầu. Chỉ cần đánh từ khóa “tuyển mẫu nhí” trên mạng, người ta sẽ tìm thấy rất nhiều quảng cáo với lời giới thiệu hấp dẫn như “thu nhập lương cao”, “có chuyên viên hướng dẫn và đào tạo chuyên nghiệp”, “phát sóng truyền hình”, “chụp hình cho các nhãn hàng nổi tiếng”…Tuy nhiên, các đơn vị có uy tín thì ít mà lại tràn lan các đối tượng quảng cáo với mục đích câu view, quảng cáo trá hình hoặc lừa đảo…Nhiều gia đình sau khi cho con em đăng ký qua các đối tượng này có nguy cơ mất cả chục triệu đồng.

Hình thức của các các đối tượng là lập các trang quảng cáo trên mạng xã hội để tuyển “người mẫu nhí” cho các thương hiệu, hoặc cuộc thi nào đó. Sau khi phụ huynh liên hệ, bọn chúng sẽ lập một nhóm chat, trong đó cũng có nhiều phụ huynh khác cũng có con em tham gia ứng tuyển. Để được nhận hồ sơ, phụ huynh phải trở thành cộng tác viên mua sắm qua mạng nhằm tích thêm cơ hội trúng tuyển và hưởng hoa hồng. Thông qua người chủ trì của nhóm, các phụ huynh được hướng dẫn thực hiện các “nhiệm vụ” hoặc “thử thách” mua sắm. Thường các giao dịch đầu tiên, có mức thưởng thấp, phụ huynh sẽ được hoàn vào tài khoản cá nhân nhưng từ các giao dịch tiếp theo, tiền sẽ bị giữ lại mà để nhận được, nạn nhân phải thực hiện tiếp các nhiệm vụ theo hướng dẫn. Hoặc có những trường hợp, sau khi nạn nhân chuyển tiền theo đơn hàng thành công, giao dịch bị đóng băng và được yêu cầu phải chuyển thêm để nhận lại tiền gốc. Do đó, từ giao dịch đầu tiên với giá trị thấp, các giao dịch tiếp theo càng lớn và để rút được tiền, nhiều phụ huynh bị cuốn vòng xoáy càng nạp càng mất. Đến khi nạn nhân không muốn tham gia nhiệm vụ và yêu cầu trả tiền thì kẻ lừa đảo kích bị hại khỏi nhóm, chặn liên lạc. Để nạn nhân yên tâm thực hiện giao dịch, các nhóm này ngoài nhân viên tư vẫn sẽ có thêm các phụ huynh “mồi”, đây là đồng phạm của bọn lừa đảo nhằm tạo niềm tin, khuyến khích nạn nhân vào bẫy.

Để không sập bẫy lừa đảo, phụ huynh cần thận trọng với các lời quảng cáo, mời chào qua mạng. Với các nhãn hàng, phụ huynh có thể liên hệ trực tiếp thông qua các trang chính thức để xác minh.

Lừa đảo trực tuyến ngày càng tinh vi hơn (phần 1)

 

Tin tức liên quan

Admin