Sàn Bắc Giang, Sàn giao dịch công nghệ, sàn trực tuyến, chuyển giao công nghệ, mua bán công nghệ

Sàn Bắc Giang, Sàn giao dịch công nghệ, sàn trực tuyến, chuyển giao công nghệ, mua bán công nghệ

Chào mừng đến với sàn giao dịch công nghệ và thiết bị Bắc Giang!

Lừa đảo trực tuyến ngày càng tinh vi hơn (phần 1)

Lừa đảo trực tuyến ngày càng tinh vi hơn (phần 1)

Thời gian qua, các vụ lừa đảo trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến và tinh vi hơn. Theo ghi nhận của Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và truyền thông, trong 6 tháng đầu năm 2023, tình hình lừa đảo trực tuyến ở Việt Nam tăng 64,78% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 37,82% so với 6 tháng cuối năm 2022.

Theo nghiên cứu của Bộ Công an, có 3 nhóm lừa đảo chính: giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác với 24 hình thức lừa đảo nhắm vào mọi đối tượng trong đời sống. Để có thể phòng ngừa tránh trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo trực tuyến, mỗi người nên có hiểu biết sơ lược cách thức các đối tượng lừa đảo thực hiện, từ đó có biện pháp phòng ngừa.

1. Lừa đảo “combo” du lịch giá rẻ

Lợi dụng tâm lý ham giá rẻ, nhiều đối tượng đã bán những tour du lịch trên những hội, nhóm trên mạng xã hội…nhằm chiếm đoạt tiền của khách hàng.

Hình thức của các đối tượng này là quảng cáo, giới thiệu các tour du lịch trên Internet và mạng xã hội với nhiều ưu đãi và chất lượng dịch vụ. Để đảm bảo uy tín, nhiều đối tượng còn công khai thông tin chuyển khoản, hóa đơn, ảnh chụp biên lai giả mạo các công ty du lịch uy tín. Chuyên nghiệp hơn, chúng còn tự tạo các website, trang mạng xã hội với thiết kế tương tự trang của các hãng có thương hiệu, tạo đường dẫn đến các đại lý phân phối để thu hút nạn nhân.

Một hình thức khác là bán rẻ vé máy bay, tour du lịch… với lý do như “săn” được ưu đãi giá rẻ, các lý do cá nhân không thể đi được... nhằm đánh vào tâm lý tiết kiệm chi tiêu của nạn nhân.

Nếu khách hàng liên hệ, các đối tượng có thể đặt chỗ vé máy bay, gữi mã để làm tin tuy nhiên khi nạn nhân hoàn tất chuyển tiền, các đối tượng sẽ chặn liên lạc, xóa dấu vết. Nhiều nạn nhân cho hay vì tin các đối tượng lừa đảo mà đến ngày xuất phát, họ mới phát hiện vé máy bay, mã đặt phòng… đã bị hủy, liên hệ lại với đối tượng thì bị chặn hoàn toàn.

Theo nhiều đơn vị lữ hành, giá rẻ không có nghĩa là kém chất lượng, để đảm bảo không mất tiền oan, khách hàng nên chọn dịch vụ của các đơn vị có uy tín, nếu mua các combo lẻ từ các cá nhân, nên kiểm tra kỹ thông tin người bán, chuyến đi, các gói để tránh bị lừa và có bằng chứng để phản ánh, khiếu nại

2. Lừa đảo cuộc gọi video Deepfake

Hình thức mạo danh người khác bằng cách tạo ra các đoạn video hoặc âm thanh giống hệt chính chủ để lừa đảo người khác.

Deepfake là một ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra một đối tượng ảo giống ngoài đời thực với độ chính xác cao. Công nghệ này bắt đầu với mục đích giải trí nhưng hiện nay, nhiều kẻ lừa đảo đã biến ứng dụng này thành một hình thức lừa đảo tinh vi. Thủ đoạn của chúng là chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội của bị hại, thu thập các thông tin về hình ảnh, giọng nói rồi dùng Deepfake tạo ra đoạn video mạo danh. Chúng sẽ dùng những video này để thực hiện các cuộc gọi mạo danh tiến hành mượn tiền, để tránh bị phát hiện, các cuộc gọi thường trong tình trạng vội vàng, thời gian ngắn nhằm khiến nạn nhân hoang mang, từ đó càng dễ sập bẫy kẻ gian.

Ngoài hình thức trên, Deepfake còn bị lợi dụng để thực hiện các hành vi khác như khủng bố, bôi nhọ, đòi nợ thuê…Bằng cách cắt ghép hình ảnh của nạn nhân, bên đòi nợ sẽ gán mặt bị hại vào các hình ảnh, video đồi trụy, sau đó dùng chúng để tống tiền, tống tình hoặc phát tán lên internet nhằm đạt được mục đích.  Deepfake đang ngày càng nguy hiểm hơn vì nếu trước đây, nó chỉ là ứng dụng cho giới công nghệ thì ngày nay, các ứng dụng đã trở nên dễ dàng sử dụng với mọi đối tượng, cho dù không am hiểu kỹ thuật, người ta vẫn có thể dựa vào các ứng dụng để thực hiện ghép ảnh, video, lồng tiếng một cách dễ dàng. Đây chính là lý do khiến các thủ đoạn ngày càng đa dạng và khó lường hơn.

Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đang nghiên cứu các điều luật mới nhằm hạn chế rủi ro do Deepfake mang lại như bắt buộc phải gắn nhãn hoặc gắn chữ trên video, ảnh cho thấy đây là sản phẩm của Deepfake…Nhưng trước khi có một chính sách cụ thể, người dùng nên tự bảo vệ mình để tránh bị lừa. Theo nhiều chuyên gia an ninh mạng, người dùng nên cẩn thận với các cuộc gọi chớp nhoáng, âm thanh,  hình ảnh chập chờn, các chi tiết của hình ảnh không tự nhiên như màu da, ánh sáng…, cử chỉ của người gọi giật cục, lời nói và hình ảnh không khớp… Khi có những cuộc gọi như vậy, mọi người nên bình tĩnh, chủ động gọi lại trực tiếp để xác  minh.

3. Lừa đảo “khóa Sim” khi chưa chuẩn hóa thuê bao

Năm vừa qua, việc các nhà mạng khóa sim, thu hồi gần các thuê bao không chính chủ nhằm chuẩn hóa thông tin với dữ liệu quốc gia về dân cư đã tạo cơ hội cho nhiều đối tượng thực hiện hành vi mạo danh nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, vi phạm pháp luật.

Thủ đoạn của các đối tượng này là mạo danh cán bộ, nhân viên của các cơ quan quản lý Nhà nước hoặc nhà mạng đe dọa số điện thoại của người sử dụng sẽ bị khóa 2 chiều, sau đó chúng sẽ yêu cầu người dùng thực hiện một số bước như: thực hiện cú pháp sang tên đổi chủ thông tin số điện thoại, cú pháp chuyển hướng cuộc gọi…Sau khi chiếm được quyền nhận cuộc gọi, các đối tượng tiếp tục đang nhập ứng dụng ví điện tử, tài khoản mạng xã hội… của nạn nhân, khai báo quên mật khẩu nhằm chiếm quyền kiểm soát tài khoản rồi thực hiệc các hành vi tiếp theo như vay tiền, rút tiền…

Để phòng tránh, người dân nên chủ động kiểm tra thông tin thuê bao của mình đã chuẩn hóa chưa thông qua hướng dẫn của nhà mạng. Chỉ thực hiện các thao tác từ các kênh chính thức từ các doanh nghiệp viễn thông. Đối với các thuê bao đã khóa hai chiều, để mở lại sim, người dân phải trực tiếp đến các điểm giao dịch để thực hiện.


Các nhà mạng đã thông báo công khai thông tin hỗ trở bao gồm:

- Viettet: tin nhắn hiển thị là VIETTEL, tên hiện thị khi gọi thông báo là VIETTELCSKH hoặc VIETTELCARE với số lần lượt là 0246 266 0198 và 0246 688 8098.

- VinaPhone: tin nhắn hiển thị là VinaPhone, số điện thoại hiển thị là VinaPhone với số 0888 00 1091

  • MobiFone: tin nhắn hiển thị là MobiFone, số điện thoại là 9090

Lừa đảo trực tuyến ngày càng tinh vi hơn (phần 2)

Tin tức liên quan

Admin