Sàn Bắc Giang, Sàn giao dịch công nghệ, sàn trực tuyến, chuyển giao công nghệ, mua bán công nghệ

Sàn Bắc Giang, Sàn giao dịch công nghệ, sàn trực tuyến, chuyển giao công nghệ, mua bán công nghệ

Chào mừng đến với sàn giao dịch công nghệ và thiết bị Bắc Giang!

Hệ điều hành Linux

Hệ điều hành Linux

 

Khi cả cõi mạng đang truyền tai nhau về một bản Windows 12 phải trả phí như thuê bao di động thì ngay từ bây giờ, chúng ta bắt đầu nghĩ đến một hệ điều hành miễn phí. Đó là điều bình thường vì hệ điều hành máy tính vốn là nền tảng cho rất nhiều ứng dụng, việc không được sử dụng tự do như trước, ít nhất là trả phí duy nhất 1 lần để dùng mãi mãi khiến nhiều người cảm thấy cần tìm một sự thay thế ổn định hơn. Vậy bạn đã bao giờ nghe thấy cái tên Linux, hãy cùng xem để biết nó là gì.

Linux có thể là cái tên mới tinh với người dùng thông thường nhưng trong cộng đồng IT, nó không có gì xa lạ, ít nhất khi học ngành Công nghệ thông tin, ai cũng từng cài 1 phiên bản nào đó để biết nó chạy ra sao.

1. Linux là gì

Linux là một hệ điều hành mã nguồn mở (open source) được viết bằng ngôn ngữ C. Về bản chất, Linux là nhân của hệ điều  hành, khi người dùng nói đang sử dụng hệ điều hành Linux thực chất là đang sử dụng một hệ điều hành được phát triển từ nhân Linux.

Cấu trúc cơ bản của Linux gồm các thành phần sau:

- Nhân (Kernel): đây là lõi của hệ điều hành, quản lý phần tài nguyên phần cứng, quản lý bộ nhớ, các tiến trình giao tiếp với phần cứng và các tính năng cơ bản của hệ thống.

- Shell: người dùng tương tác với hệ thống thông qua shell, có thể nói như người trung gian giữa người dùng và ngôn ngữ máy.

- File System: Hệ thống quản lý dữ liệu được lưu trữ.

- Process: Linux quản lý tiến trình bằng cách sử dụng bảng tiến trình để theo dõi và quản lý sự thay đổi trạng thái của tiến trình. Hình thức này có nét giống với việc xem các tiến trình trong task manager của Windows.

- Giao diện (GUI): Giao diện đồ họa để người dùng tương tác với các ứng dụng.

- Các tiện ích và ứng dụng khác

Hệ điều hành Linux có rất nhiều phiên bản khác nhau trong đó phổ biến nhất là Ubuntu vì sự đơn giản, gọn nhẹ. Để sử dụng Linux với người dùng thông thường cũng không hề dễ dàng. Các phiên bản gần đây hỗ trợ người dùng giao tiếp với hệ thống thông qua chuột còn các phiên bản cũ hơn, hầu hết người dùng phải học dùng các lệnh, một điều khá bất tiện và cũng là một phần lý do người dùng Linux thường là các lập trình viên, quản trị mạng.

(Ubuntu - Phiên bản thông dụng nhất của Linux)

2. Ưu, nhược điểm của Linux

- Đầu tiên, nó miễn phí. Bạn có thể dùng bất cứ phiên bản nào vì nó là hệ điều hành mã nguồn mở. Không chỉ hệ điều hành, các ứng dụng cài đặt trên Linux cũng không khác trên Windows và chúng đều miễn phí do được rất nhiều các nhà phát triển chia sẻ.

- Linux rất ổn định,  hệ điều hành không kén phần cứng, nó sử dụng ít bộ nhớ nên cũng ít gặp sự cố.

- Tùy chỉnh linh hoạt, vì là hệ điều hành mã nguồn mở nên người dùng có thể chỉnh sửa theo yêu cầu. Linux được xây dựng trên kiến trúc module  do đó, người dùng có thể thay đổi theo ý muốn để phù hợp với mục đích sử dụng của mình.

- Độ an toàn, bảo mật cao: Virus trong Linux cũng chỉ là một tệp tin bình thường, khi nó xuất hiện, người dùng chỉ cần xóa nó. Mặt khác, do hệ thống phân quyền chặt chẽ, người dùng được cấp quyền riêng biệt nên Linux khá được ưa chuộng để cài đặt máy chủ. Cùng với tính ổn định, ít bị giật, lag, Linux thích hợp để làm máy chủ web, máy chủ cơ sở dữ liệu…

- Do có độ tương thích cao với phần cứng, Linux được ứng dụng cả trong lĩnh vực hệ thống nhúng và thiết bị IoT.

Bên cạnh các ưu điểm trên, Linux cũng có những nhược điểm sau:

- Như đã nói ở trên, nhiều khi để giao tiếp với Linux, người dùng phải học các lệnh, điều này không thuận tiện với nhiều người do đó, nếu chuyển từ Windows sang dùng Linux, thường phải có mất một khoảng  thời gian để thích ứng.

- Hệ điều hành chủ yếu được dùng cho người làm kỹ thuật nên các ứng dụng còn khá ít dẫn đến không nhiều người biết và sử dụng Linux.

Để bắt đầu trải nghiệm Linux song song cùng Windows, người dùng có thể cài đặt thông qua một máy ảo vì bản cài của Linux thường chiếm ít dung lượng bộ nhớ, việc cài thêm một hệ hệ điều hành song song trên máy ảo cũng giống như bạn đang chạy một ứng dụng bình thường khác trên Windows. Hiện nay, bản thông dụng nhất là Ubuntu, ngoài ra còn có các phiên bản khác như Redhat, Fedora…tùy vào mục đích sử dụng mà người dùng có thể chọn để tải xuống từ các trang chính thức.

 

 

Tin tức liên quan

Admin