Phân hữu cơ sinh học NTT

Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Thành viên: Thành viên miễn phí
Địa chỉ: Việt Nam - Thái Nguyên

Giá
Liên hệ
  • Xuất xứ
  • Bảo hành
  • Hình thức thanh toán
  • Điều khoản giao hàng
  • Điều khoản đóng gói

Phân hữu cơ sinh học NTT là loại phân hữu cơ có sử dụng vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ và vô cơ khó tan. Nguyên liệu được sản xuất chủ yếu là phân phân lợn, phân gà và than bùn. Sau khi được xử lý hoạt hóa chuyển hóa các chất khó tan thành chất dễ tiêu cho cây trồng, nguyên liệu được bổ sung thêm đạm, lân, kali và vi lượng thành hỗn hợp phân hữu cơ sinh học, có hàm lượng N:P:K = 2,5:1:1., hàm lượng hữu cơ 35 %, a xít Humic 6-8%, pH = 6.

Phân hữu cơ sinh học NTT là sản phẩm khoa học công nghệ của Trường Đại học Nông lâm, hiện nay phân NTT đang sản xuất phục cho hầu hết các làng nghề chè truyền thống đặc sản ở tỉnh Thái Nguyên. Đặc biệt, các Hộ gia đình làm chè ngon nổi tiếng trong Tân Cương đã sử dụng phân hữu cơ sinh học NTT nhiều năm và hiện nay vẫn đang dùng.

Phân hữu cơ sinh học NTT có hàm lượng hữu cơ cao tương đương phân lợn ủ hoai, hàm lượng các chất cân đối hợp lý rất phù hợp cho cây chè phát triển tốt. Phân hữu cơ sinh học NTT có hàm lượng mùn cao nên có tác dụng tốt hạn chế sự rửa trôi các chất dinh dưỡng. Do có nhiều chất hữu cơ có cấu trúc rỗng, xốp và các dinh dưỡng N, P, K được thấm, ngậm vào đấy tạo thành các “kho dự trữ” làm cho N,P, K chậm tan hơn và nhả ra từ từ nên không bị nước rửa trôi. So với việc bón trực tiếp đạm, kali vào đất, thì tiết kiệm được 25-30% lượng phân bón sử dụng. Ngoài ra do có nhiều mùn và a xít humic nên phân làm đất tơi xốp hơn, kích thích hệ rễ phát triển mạnh, tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, tăng khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi như khô hạn, giá rét và giảm thiểu ôi nhiễm môi trường. 

Để sử dụng phân hữu cơ sinh học NTT cho chè kinh doanh hiều quả cần lưu ý các các kỹ thuật sau:

a) Về nguyên tắc bón phân

-  Lượng phân bón phụ thuộc vào năng suất búp chè theo lứa và cả năm.

- Để thâm canh chè năng suất chất lượng cao, ngoài dùng phân hữu cơ sinh học NTT còn dùng thêm đạm, lân, ka li

- Nên xới xáo vun gốc kết hợp với bón phân, sau đó phun nước giữ ẩm

- Bón phân vào lúc trời mát, bón vào dưới tán cây chè

Nếu có điều kiện thì bón phân sau mỗi lần hái thì tốt hơn, nếu không thì bón vào 3 lần: vào tháng 3, tháng 6 và tháng 8.

b) Lượng phân bón

+ Phân hữu cơ sinh học NTT: Tùy theo giá cả chất lượng chè và điều kiện thâm canh có thể bón 0,5-1,0 kg phân NTT/1 kg búp chè tươi. Nếu có điều kiện thâm canh chủ động tưới tiêu thì bón theo lứa, nếu không thì phải bón 2-3 lần/năm.

+ Phân lân: Hàng năm bón 100 kg supelân/1.000 kg chè búp tươi, bón 2 lần vào tháng 2 hoặc tháng 3 và tháng 7 hoặc tháng 8 trong năm. Lần 1 bón với lượng 60% và lần 2 bón 40%. Để thuận lợi và tăng hiệu quả sử dụng phân nên trộn với phân NTT để bón

+ Phân đạm và kali: Tùy tình hình sinh trưởng của cây chè, trước khi thu hoạch chè 7-10 ngày bón vá (bón bổ sung) đạm và kali cho chè. Dùng tỷ lệ từ 8-9 phần đạm urê  với từ 1-2 phần kaly trộn đều để bón. Tùy mức độ xanh của búp chè mà quyết định lượng phân cho thích hợp. Nếu thấy khu vực chè đủ đạm rồi thì không bón, nếu thiếu thì bón vá. Lưu ý không được bón thừa đạm.