Sàn Bắc Giang, Sàn giao dịch công nghệ, sàn trực tuyến, chuyển giao công nghệ, mua bán công nghệ

Sàn Bắc Giang, Sàn giao dịch công nghệ, sàn trực tuyến, chuyển giao công nghệ, mua bán công nghệ

Chào mừng đến với sàn giao dịch công nghệ và thiết bị Bắc Giang!

Rác thải điện tử - mỗi nguy hại đang bị bỏ ngỏ

Rác thải điện tử - mỗi nguy hại đang bị bỏ ngỏ

 

Một chiếc điện thoại bị bỏ vào thùng rác sẽ đi đâu ?

Câu hỏi này rất ít người quan tâm bởi hiện nay, vấn đề xử lý rác thải điện tử ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới vẫn chưa có lời giải.

Rác thải điện tử là một nhóm chất thải đặc thù, chúng phát sinh khi con người thải bỏ các thiết bị điện tử. Dù được gọi với các tên chung “rác thải”, việc xử lý chúng không hề đơn giản.

Ngày nay khi công nghệ thay đổi nhanh chóng, việc bỏ đi một món đồ điện tử không còn phụ thuộc vào khả năng sử dụng của chúng. Chỉ cần lỗi thời, sản phẩm dù chạy tốt vẫn có thể trở thành rác và chẳng mấy người quan tâm chúng đi đâu về đâu.

Khi những thiết bị điện tử được sản xuất, môi trường đã bị hủy hoại một lần, để rồi khi kết thúc vòng đời, chúng tiếp tục tàn phá môi trường một lần nữa. Có thể bắt đầu với nguyên liệu để sản xuất linh kiện điện tử, gọi là đất hiếm, đất hiếm để chỉ 17 nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn, chúng cực kỳ quan trọng vì một loạt các nguyên tố là thành phần không thể thiếu để sản xuất thiết bị, linh kiện trong công nghệ thông tin, y học, hóa lọc dầu, luyện kim và nhiều lĩnh vực quan trọng. Hiện nay, Trung Quốc là quốc gia khai thác và xuất khẩu đất hiếm lớn nhất thế giới. Ngoài Trung Quốc, còn nhiều nước cũng có trữ lượng đất hiếm lớn, trong đó bao gồm cả Việt Nam, tuy nhiên, không phải nước nào cũng sẵn sàng khai thác thứ “ đất hiếm” này. Những nguyên tố trong đất hiếm không chỉ độc, vài loại còn có tính phóng xạ do đó quá trình khai thác, xử lý đất hiếm tàn phá môi trường cực kỳ nghiêm trọng. Đây là nguyên nhân một số quốc gia tuy có trữ lượng nhưng họ hạn chế khai thác hoặc điều kiện để được khai thác rất ngặt nghèo.

Đó là bước khởi đầu để có một thiết bị điện tử bất kỳ bạn đang sở hữu, giờ, khi chúng bị vứt bỏ, chúng sẽ ở đâu? Tại Việt Nam, thông thường có hai cách xử lý, bạn có thể mang ra bãi rác, nếu không,  hãy bán cho các địa điểm thu mua phế liệu. Họ sẽ tháo những thiết bị đó ra, lấy vài thứ có giá trị rồi vứt đi những gì vô dụng. Con đường có vẻ dài hơn một chút nhưng cuối cùng, những thiết bị ấy vẫn tập trung tại bãi rác để đốt, chôn lấp hay nguy hiểm hơn, vứt thẳng xuống biển. Nhựa dù chôn lấp trăm năm chưa chắc đã phân hủy hoàn toàn, chì trong các mối hàn, Asen trong chất bán dẫn cùng rất nhiều kim loại nặng khác sẽ rò rỉ ra môi trường, gây hại trực tiếp đến đất và nguồn nước. Đốt cũng không phải là việc làm khôn ngoan, thiết bị điện tử khi đốt cháy sẽ làm tăng nguy cơ phát tán chất độc, khiến con người tiếp xúc trực tiếp với khí độc.

Để giảm bớt tác hại trong quá trình xử lý và tiết kiệm chi phí, tái chế rác thải điện tử đang là một xu hướng ở rất nhiều quốc gia. Theo thống kê của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc ( UNEP ), trong rác thải điện tử có khoảng 1000 hợp chất khác nhau, chủ yếu là kim loại nặng, các chất hữu cơ cao phân tử và cả các kim loại quí. Thiết bị điện tử cấu tạo từ nhiều linh kiện, dù đã hỏng, một vài bộ phận vẫn có thể sử dụng lại do đó, nhiều nước xây dựng các chính sách để tái chế và lấy lại các kim loại quí, khó sản xuất. Nhưng ngay cả việc tái chế cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn. Việc thiếu hiểu biết khiến nghề tái chế rác điện tử, đặc biệt ở những quốc gia đang phát triển ngày càng nở rộ bất chấp nguy hiểm. Một số nước đang trở thành bãi rác điện tử của thế giới như Trung Quốc, các quốc gia châu Phi…. Họ nhận ra nguồn lợi từ đống rác đó nhưng công nghệ thô sơ không đủ để bảo vệ sức khỏe bản thân và môi trường của chính họ.

(Tận dụng rác điện tử tại các bãi tập trung)

Tại Việt Nam, hầu hết rác thải điện tử được xử lý chung cùng các loại rác khác do người dân chưa nhận thức đúng đắn về hiểm họa mà chúng gây ra với môi trường sống. Trong khi chờ đợi nhà nước có chương trình phân loại và thu gom chất thải điện tử một cách chính qui, mỗi người dân nên ý thức hạn chế loại rác này. Thay vì vứt bỏ, hãy quyên góp cho những người cần chúng. Sửa chữa nến bạn thấy chúng vẫn có thể sử dụng được và hãy tìm đến những trung trâm có khả năng tái chế một cách an toàn.

 

Tin tức liên quan

Admin