Sàn Bắc Giang, Sàn giao dịch công nghệ, sàn trực tuyến, chuyển giao công nghệ, mua bán công nghệ

Sàn Bắc Giang, Sàn giao dịch công nghệ, sàn trực tuyến, chuyển giao công nghệ, mua bán công nghệ

Chào mừng đến với sàn giao dịch công nghệ và thiết bị Bắc Giang!

Hội nghị về các Công nghệ bảo quản vải thiều tại tỉnh Bắc Giang

Hội nghị về các Công nghệ bảo quản vải thiều tại tỉnh Bắc Giang

Tham dự buổi tọa đàm có lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ KH&CN; lãnh đạo, các phòng ban, trung tâm thuộc Sở KH&CN; UBND huyện Lục Ngạn; đại diện một số Viện, trường, doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trung ương và trên địa bàn tỉnh. Các đồng chí Phạm Thế Dũng - Phó Cục trưởng phụ trách Cục Ứng dụng và Phát triển Công nghệ, Chu Thúc Đạt - Vụ Trưởng Vụ Phát triển công nghệ địa phương; Nguyễn Thanh Bình - Giám đốc Sở KH&CN đồng chủ trì buổi tọa đàm.

(Các đồng chí chủ trì buổi tọa đàm)

Phát biểu khai mạc, đồng chí Nguyễn Thanh Bình - Giám đốc Sở KH&CN cho biết: vải thiều Bắc Giang là một trong những nông sản đem lại nguồn thu lớn trong sản xuất và xuất khẩu nên các cấp lãnh đạo và chính quyền tỉnh luôn đặc biệt quan tâm. Từ năm 2008, quả vải Lục Ngạn đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý, đến nay được cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại 08 quốc gia: Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Lào, Campuchia..., khẳng định thương hiệu và chất lượng, đồng thời, mở ra triển vọng thông thương cho các thị trường khác trong tương lai.

Tuy nhiên, việc sản xuất và tiêu thụ vải thiều còn gặp phải nhiều khó khăn như: Tính mùa vụ cao, sản lượng lớn, thời gian thu hoạch ngắn, chất lượng không đồng đều; thị trường xuất khẩu vải thiều chưa đa dạng, công tác bảo quản, đóng gói, vận chuyển và tiêu thụ chưa tốt; mẫu mã bảo quản vải khô chưa đẹp vì phương pháp sấy còn thủ công, truyền thống... Do đó, buổi tọa đàm là cơ hội để các nhà quản lý, chuyên gia, DN, cơ sở sản xuất tìm ra giải pháp công nghệ nhằm ứng dụng, xây dựng các mô hình bảo quản, chế biến phù hợp, nâng cao giá trị quả vải thiều Bắc Giang nói chung và Lục Ngạn nói riêng.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã nghe các nhà khoa học, chuyên gia, diễn giả trình bày về những giải pháp KH&CN, giới thiệu công nghệ sấy để khắc phục một số hạn chế, từ đó lựa chọn, chuyển giao công nghệ bảo quản, chế biến sản phẩm vải thiều phù hợp với điều kiện hiện nay của tỉnh và nhu cầu của các DN, HTX. Cụ thể 5 nội dung chính: Thực trạng một số vấn đề cần giải quyết nhằm nâng cao giá trị quả vải thiều; Giới thiệu công nghệ sấy lạnh đa năng trong chế biến và bảo quản thực phẩm; Giới thiệu một số mô hình công nghệ sấy nông sản sử dụng nhiệt gián tiếp từ lò đốt nhiên liệu sinh khối; Nền tảng truy xuất nguồn gốc 4.0 - VN Check vào việc quản lý chuỗi cung ứng nông nghiệp và thương mại điện tử; Chuyển đổi số, hỗ trợ chuỗi cung ứng trong nông nghiệp.

 

Trước thực trạng vải thiều được chế biến, bảo quản chủ yếu thông qua phương pháp thủ công nên giá trị không cao và một số ý kiến đề xuất sử dụng các công nghệ sấy hiện đại, PGS.TS Nguyễn Đình Tùng - Viện Nghiên cứu thiết kế, chế tạo Máy nông nghiệp, Bộ Công Thương nêu rõ: Dù lựa chọn công nghệ nào thì yếu tố quan trọng nhất vẫn là tiết kiệm năng lượng. Với chất lượng vải thiều hiện nay, để phù hợp với nguồn lực cũng như lao động tại địa phương, người dân nên sử dụng phương pháp sấy đối lưu cưỡng bức dùng nhiệt gián tiếp từ lò đốt nhiên liệu sinh khối, bởi vừa tiết kiệm nhiên liệu, lại vừa tận dụng được nguồn củi từ lá, cành cây sau thu hoạch.

Tổng kết buổi tọa đàm, đồng chí Phạm Thế Dũng - Phó Cục trưởng phụ trách Cục Ứng dụng và Phát triển Công nghệ cho biết: Trong thời gian tới Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ sẽ phối hợp với Sở KH&CN tập trung triển khai xây dựng các mô hình công nghệ sấy tiên tiến, nhằm đa dạng công nghệ phù hợp với các nhóm đối tượng khác nhau để làm cơ sở triển khai nhân rộng mô hình. Đồng thời, mong muốn tỉnh Bắc Giang cần xem xét đặt hàng các nhà khoa học nghiên cứu một số giải pháp, công nghệ cụ thể giải quyết một số tồn tại nhằm nâng cao giá trị quả vải thiều Bắc Giang, như: Nghiên cứu, lai tạo giống vải trái vụ hoặc kéo dài thời gian thu hoạch của quả vải; Nghiên cứu một số công nghệ, thiết bị sơ chế nhằm phục vụ cho các dây chuyền sản xuất cùi vải đóng lon, nước vải; Tiếp tục nghiên cứu cải tiến công nghệ bảo quản quả vải tươi nhằm nâng cao công suất, tăng thời gian bảo quản đáp ứng việc xuất khẩu bằng đường biển và đạt được các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật...

(Lãnh đạo hai bên ký kết chương trình hợp tác)

Nhân dịp này, Cục Ứng dụng và Phát triển Công nghệ và Sở KH&CN đã tiến hành ký kết Chương trình phối hợp hoạt động KH&CN, giai đoạn 2022-2025./.

Tin tức liên quan

Admin